[QC] - Máy toàn đạc là gì?

Muốn xây dựng một công trình kiến trúc thì trước tiên bạn phải khảo sát về hình dáng, kích thước hình học của công trình, đảm bảo về độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, khoảng cách giữa các đơn vị thi công,  xác định đúng trục của công trình….và muốn làm được tất cả các công đoạn ấy thì không thể thiếu được sự hổ trợ của thiết bị điện tử, đặc biệt là máy toàn đạc.

Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị chuyên dụng trong ngành trắc địa, nó hổ trợ con người rất nhiều trong việc đo đạc diện tích, các góc và khoảng cách,… nó có nhiều tính năng không thể thay thế nhưng không phải ai cũng biết đến loại máy này, vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về máy đo toàn đạc.

Máy toàn đạc là gì? nguyên tắc hoạt động của máy toàn đạc? Máy toàn đạc được ứng dụng trong những trường hợp nào và cách sử dụng máy toàn đạc? Chỉ cần bạn trả lời được hàng loạt câu hỏi này là bạn đã hiểu rõ về máy toàn đạc rồi đấy!

Máy toàn đạc là gì?

Máy đo toàn đạc có tên tiếng Anh là Total Station, là một thiết bị quang học điện tử đa năng được ứng dụng nhiều trong ngành trắc địa, có khả năng đo góc, đo khoảng cách, đo tọa độ và xử lí dữ liệu. Có thể làm được tất cả những điều đó là do máy toàn đạc điện tử tích hợp tính năng của máy kinh vĩ điện tử, máy đo dài điện quang và phần mềm tiện ích được thiết kế dựa trên nguyên lí số học điện tử, biểu thị kết quả trên màn hình LCD. 

Trong đó:

Máy đo dài điện quang có chức năng tự động đo khoảng cách từ điểm đặt máy đến điểm cần đo.

Máy kinh vĩ điện tử có thể tự động đo góc ngang, góc đứng.

Phần mềm tiện ích có khả năng xử lý các số liệu đo cạnh, đo góc và quản lý dữ liệu.

Máy toàn đạc điện tử Leica TS 02

Máy toàn đạc điện tử Leica TS 02

Máy toàn đạc hoạt động như thế nào?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi máy toàn đạc là gì thì tiếp theo chúng ta nên tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của máy toàn đạc. Có hiểu được nguyên lí hoạt động thì người dùng mới có thể nắm được cách sử dụng và phát huy tối đa tín năng của máy toàn đạc.

Nguyên tắc hoạt động của máy toàn đạc dựa trên nguyên lí hoạt động của hai bộ phận máy kinh vĩ điện tử và máy đo dài điện quang, cụ thể là:

  • Máy kinh vĩ điện tử: được ghép từ bộ phận quang cơ học và được trang bị màn hình điện tử để có thể truy xuất và hiển thị dữ liệu, độ chính xác của bộ phận máy kinh vĩ lên đến 0,01”.
  • Máy đo dài điện quang được thực hiện bằng phương thức:

 

  • Đặt một bộ phận thu phát tín hiệu ở một đầu khoảng cách cần đo (điểm đặt máy toàn đạc điện tử) và đầu kia sẽ đặt thiết bị phản hồi tín hiệu (chính là gương). Trong quá trình thực hiện đo đạc, bộ phận truyền tín hiệu sẽ phát tín hiệu về hệ thống phản hồi và bộ phận phản hồi sẽ phản hồi trở lại hệ thống thu của máy.
  • Khoảng cách cần đo được máy tính theo công thức: D = V.T/2, trong đó:

D là khoảng cáchmà người dùng cần đo.

V là vận tốc lan truyền tín hiệu và V được mặc định bằng 3.10^8.

T là thời gian lan truyền tín hiệu (tính cả lượt đi và về). T có thể đo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một tham số của dao động điện từ.

Tín hiệu sử dụng để đo khoảng cách thường là sóng âm hoặc sóng điện từ nhưng hiện nay người ta chủ yếu sử dụng sóng điện từ vì sóng điện từ ít phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như sóng âm.

Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-250

Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-250

Máy toàn đạc dùng để làm gì?

Sau câu hỏi máy đo toàn đạc là gì, chúng ta sẽ tiếp tục trả lời cho câu hỏi máy toàn đạc dùng để làm gì? Khi nghe tên của loại máy này thì ít nhiều gì chúng ta cũng đã đoán được máy đo toàn đạc được ứng dụng vào những lĩnh vực nào. Máy toàn đạc được dùng nhiều trong các lĩnh vực đo đạc nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng, cụ thể là:

Máy toàn đạc được dùng trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình và dùng trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông...

Máy đo toàn đạc điện tử được dùng để đo vẽ bản đồ địa hình và chuyển sang các định dạng file số liệu khác nhau như file CAD để dễ dàng quản lý dữ liệu trên hệ thống máy tính điện tử.

 Ngoài ra, máy toàn đạc còn được sử dụng trong công tác bố trí điểm (chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa) trong xây dựng.

Bảo quản máy toàn đạc như thế nào?

Bạn muốn nâng cao tuổi thọ của máy toàn đạt vậy hãy lưu ý những điều sau:

- Phải bảo quản máy toàn đạc ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và bụi bẩn.

- Nên đặt máy toàn đạc vào hộp có tính năng chống va chạm để máy luôn bền bỉ dù có va chạm mạnh.

- Bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy để loại bỏ bụi bẩn.

- Nên sạc pin đầy đủ khi sử dụng, tránh thường xuyên dùng cạn pin.

- Nên sử dụng pin chính hãng, để tránh chai pin hoặc làm hỏng pin.

 

Mọi thắc mắc xin Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP XÂY DỰNG - ĐO ĐẠC TRƯỜNG SƠN
Địa chỉ: 2Bis Trường Sơn, P.2 , Q. Tân Bình, Tp HCM
ĐT: 08 38 455 868 - Fax: 08 38 455 869 - Hotline: 0917 269 229 - 094 7329 229
Website: http://dodactruongson.com - Email: dodactruongson@gmail.com

 

Nguồn: http://dodactruongson.com/tin-tuc/ban-co-biet-may-toan-dac-la-gi-khong-82.html